Có nên che cục nóng máy lạnh hay không là vấn đề được nhiều người dùng quan tâm, vì muốn tiện ích nên để cục nóng của điều hòa ngoài trời. Vậy điều này là đúng hay sai? Lắp đặt thế nào mới là an toàn cho cục nóng của máy? Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!
Nội dung mục lục
Có nên che cục nóng điều hòa không?
Nếu bạn lắp cục nóng của máy ở ngoài mà không che chắn có thể gặp nhiều vấn đề trục trặc:
– Vì cục nóng của máy có tác dụng chuyển hơi nóng từ trong phòng ra ngoài. Do đó, nếu để cục nóng ngoài trời sẽ dễ bị lá cây vướng vào hoặc các loại côn trùng chui vào nhưng không ra được, dẫn đến tình trạng hư hỏng cục nóng.
– Nếu để cục nóng dầm mưa dãi nắng phơi sương cũng làm giảm hiệu suất của nó, sẽ làm hỏng và tốn chi phí để mua lại một cái mới. Vì hầu hết mọi người chỉ quan trọng cục lạnh là để làm lạnh nhưng cũng không thể thiếu vai trò của cục nóng.
– Nhiều nhà sản xuất đã tạo ra được cục nóng với chất lượng và hiệu suất làm việc cao, giúp cục nóng chống chọi lại với các điều kiện bên ngoài. Tuy nhiên do thời tiết ngày càng khắc nghiệt và không được vệ sinh, che chắn hay bảo dưỡng đúng thời hạn, cũng là nguyên nhân dẫn đến cục nóng của máy bị hư hỏng rất sớm, dù các thiết bị vẫn còn hoạt động bình thường.
Do đó, các bạn nên lắp đặt cục nóng của điều hòa ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, bạn nên thiết kế hẳn một mái che riêng cho nó để có thể tránh được các tác động của môi trường bên ngoài.
Ở nơi thông thoáng và được bảo vệ
Vị trí đặt cục nóng điều hòa
Có thể thấy, dàn nóng thông qua hoạt động của hệ thống ống đồng sẽ sản sinh hơi lạnh và mang hơi vào dàn lạnh.
Cấu tạo của dàn nóng có phần phức tạp hơn vì đa phần công việc của hệ thống điều hòa sẽ do dàn nóng đảm nhiệm vì thế nó thường được đặt bên ngoài ở những vị trí thông thoáng và đảm bảo có được sự che chắn bảo vệ.
Chú ý khoảng cách giữa 2 cục nóng – lạnh và tường
Dàn nóng điều hòa nên lắp đặt cách tường ít nhất 10cm, đặt làm sao để hướng gió thổi vuông góc với quạt của dàn nóng, tránh trường hợp đặt quạt ở nơi có gió thổi thẳng trực tiếp. Nên chọn vị trí để dễ dàng vệ sinh – bảo dưỡng để máy hoạt động hiệu quả và bền lâu hơn.
Khoảng cách tối đa giữa dàn nóng và dàn lạnh (khoảng cách giữa cục nóng và cục lạnh điều hòa) thông thường nên là 15m cho máy có công suất từ 9000 – 12000 BTU, còn khoảng cách tối thiểu giữa 2 dàn là 3m để máy có thể hoạt động tốt nhất.
Khoảng cách độ cao giữa 2 dàn càng gần càng tốt, chênh lệch độ cao không quá 0.5m. Lưu ý cục nóng điều hòa đặt cao hơn cục lạnh là không tốt cho hoạt động của thiết bị.
Hướng gió thổi vuông góc với quạt của cục nóng
Cần chọn nơi có hướng gió vuông góc với hướng quạt là tốt nhất, vì khi đó, gió sẽ thổi nhiệt độ của máy đi, giúp máy tản nhiệt nhanh hơn và ít tốn điện hơn.
Vị trí dễ dàng vệ sinh
Nên lắp ở vị trí thấp sao cho dễ bảo dưỡng và vệ sinh điều hòa. Tránh lắp vị trí quá cao sẽ khó tháo dỡ nếu có trục trặc gì xảy ra.
Che cục nóng điều hòa đúng cách
Dàn nóng của điều hòa điều hòa cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến lượng tiêu thụ điện năng của gia đình. Vậy nên bảo quản cục nóng là vấn đề cần chú trọng nhất.
Không che kín cục nóng
Tuyệt đối không được dùng bất cứ thứ gì che đậy kín dàn nóng, chỉ có thể làm mái che chắn hạn chế nắng mưa tạt vào.
Vì dàn nóng có nhiệm vụ tỏa nhiệt ra môi trường việc che đậy quá kín dễ làm hỏng các bộ phận của thiết bị. Mái che dàn nóng bạn có thể tự làm tại nhà hoặc liên hệ các đơn vị thi công uy tín thiết kế “mái nhà” cho cục nóng của gia đình.
Tránh gió thổi trực tiếp vào quạt của cục nóng
Lắp đặt nên tìm nơi thông thoáng, gió tốt. Không nên chọn chỗ quá kín để tránh cục nóng bị bí không xả hơi ra được.
Tránh những nơi gió thổi trực tiếp, vì nó sẽ gây ra một lực ép rất lớn làm hao điện. Cần chọn nơi gió thổi ngang qua, hoặc vuông góc với hướng quạt là tốt nhất. Vì khi đó, gió sẽ thổi nhiệt độ đi, giúp nó tản nhiệt nhanh hơn và ít tốn điện hơn.
Qua những chia sẻ kiến thức của Điện máy EEW trên thì việc che cục nóng điều hòa đúng cách sẽ mang lại hiệu quả sử dụng cao. Nếu có thắc mắc gì hãy bình luận phía dưới cho chúng tôi biết nhé!